Có rất nhiều bạn muốn xin visa Châu Âu hay visa Schengen diện tự túc thắc mắc về cách xin visa Châu Âu nhanh, tỷ lệ đậu cao. Dưới đây là những kinh nghiệm xin visa du lịch Châu Âu của Vietvisa chia sẻ, hi vọng phần nào đó giúp mọi người có sự chuẩn bị chu đáo trước khi bắt tay vào xin visa Châu Âu. Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị hồ sơ và để tỷ lệ đậu cao khi xin visa Châu Âu bạn nên nhờ đến dịch vụ xin visa Châu Âu chuyên nghiệp để giúp bạn.
Về thủ tục xin visa Châu Âu, hiện nay Visa Schengen bạn có thể nộp hồ sơ xin ở nhiều nước khác nhau trong khối Schengen, tuy nhiên bằng kinh nghiệm của bản thân thì ở Việt Nam, nên lựa chọn Pháp, Ý, Tây Ban Nha là dễ hơn cả.
Về nguyên tắc, nếu đi lần đầu tiên thì nếu bạn xin visa Châu Âu của nước nào, nên nhập cảnh vào nước đó đầu tiên để tránh những phiền phức, đôi khi bị Hải Quan tra hỏi nhiều. Nhất là dạo gần đây, làn sóng nhập cư bất hợp pháp ồ ạt từ Syria khiến Hải Quan của các nước Châu Âu nước nào cũng khó hơn bình thường.
Khách hàng của Vietvisa, trước giờ mình nộp tại LSQ/ĐSQ Pháp, giấy tờ yêu cầu của mỗi đại sứ quán sẽ khác nhau đôi chút, mọi người nên chủ động vào website của ĐSQ nước mình muốn nộp để tìm hiểu xem visa du lịch của họ yêu cầu những gì để chuẩn bị. Nhớ là phải làm liệt kê và kiểm tra kĩ càng trước khi nộp, tránh trường hợp phải bổ sung giấy tờ chạy lên chạy xuống ĐSQ/LSQ, rất mệt.
Đầu tiên, Việc chuẩn bị giấy tờ như thế nào?
ĐSQ nào cũng vậy, khi cấp visa du lịch họ chắc chắn sẽ quan tâm các yếu tố sau: Công việc tại Việt Nam, thu nhập tại Việt Nam, Lịch trình + Booking + Lý do du lịch logic, không có dây mơ rễ má gì ở Châu Âu mà nảy sinh ý định ở lại. Vậy nên khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Châu Âu, hãy cố gắng làm thế nào thì làm, phải chứng minh được điều đó trong hồ sơ xin visa của mình.
+ Công việc ở Việt Nam: Mình thường soạn 1 lá thư xác nhận đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian nào đó, lý do cho nghỉ phép, xác nhận chức vụ của bạn đang đảm nhận tại công ty mà bạn làm và mức thu nhập hàng năm của bạn (Annual Income). Quý khách hàng nên ghi vậy chứ đừng ghi lương net hàng tháng, vì Annual Income nó bao gồm cả thưởng, hoa hồng,… con số sẽ thuyết phục hơn. Viết bằng tiếng anh và đưa cho sếp kí + đóng dấu công ty.
Bạn nào làm chủ doanh nghiệp (hộ kinh doanh cá thể, công ty) thì nộp giấy tờ kinh doanh của công ty và giấy tờ chứng minh nộp thuế đầy đủ trong 6 tháng. Có một điều mà bạn phải vô cùng lưu ý kẻo thất bại ngay lập tức là người nước ngoài họ rất coi trọng việc nộp thuế. Giả sử bạn khai một tháng bạn kiếm được 500 triệu mà hộ kinh doanh cá thể của bạn đóng thuế (trên giấy tờ) theo dạng thuế khoán có 800k là bạn chắc chắn sẽ thất bại, vì bạn không chứng minh được số tiền bạn có, hay nói cách khác là bạn đang tự vả vào mặt mình là “tôi trốn thuế” đó nha.
Tóm lại là giấy tờ phải thật logic giữa lý do và các con số, tốt nhất bạn nên trung thực
+ Booking và lịch trình chuyến đi: Bạn phải đặt vé khách sạn và vé máy bay. Hãy đặt vé online trên mấy hãng hàng không có chức năng “thanh toán trả sau” mà vẫn cho bạn Booking Ref , còn khách sạn thì nên chọn loại nào cho phép free cancelation. Sau khi book xong, họ gửi booking file pdf qua email thì in ra, và cancel booking trên web. Đừng vội trả tiền vì nếu xin visa thất bại thì lại mất tiền.
Lịch trình: Hãy viết theo từng ngày, dưới dạng gạch đầu dòng, mỗi ngày bạn đi đâu. Trình bày ngắn gọn. Hãy lên mạng search các danh lam thắng cảnh, rồi bố trí chia đều ra các ngày để làm “kế hoạch chuyến đi”.
Nếu bạn muốn có xin visa du lịch Châu Âu để đi được nhiều nước thì ít nhất trong lịch trình của bạn phải thể hiện được rằng bạn đi tối thiểu 2 nước.
+ Chứng minh tài chính: Bank Statement họ thường yêu cầu 6 tháng, mà mình in 6 tháng là dầy cả trăm trang nên mình hay in 3 tháng thôi, cũng không bị bắt bẻ gì. Bank statement rất quan trọng, nếu bạn không có thói quen chi tiêu bằng thẻ thì hãy làm cái thẻ visa debit và chịu khó sử dụng trong 6 tháng nhé. Bank Statement mà trống trơn thì sẽ rất khó được ĐSQ xem xét. Nếu công ty bạn không trả lương qua thẻ hay bạn làm freelance, hãy chịu khó gửi vào tài khoản một số tiền hàng tháng, ghi chú với nội dung là “SALARY”
Bên cạnh Bank Statement là yêu cầu ngân hàng in cho bạn 1 tờ xác nhận số dư tài khoản bằng tiếng Anh. Visa Châu Âu để nộp xin đi 2 tuần thì cần ít nhất là 200 triệu.
+ Phỏng vấn (nếu có): Nếu bạn nộp ở Pháp nên nộp trực tiếp tại phòng ĐSQ/LSQ Pháp, khi nhận hồ sơ thì bạn chọn vào cổng Tiếng Việt, phía ĐSQ/LSQ sẽ hỏi mình đôi chút. Thường họ sẽ hỏi bạn làm gì ở Việt Nam, đôi khi hỏi hơi kĩ về cụ thể việc đó là gì, làm những gì để biết chắc là bạn khai đúng chứ không phải làm giả giấy tờ đó.
Ngoài ra thì câu hỏi thường xuyên nữa là bạn có người thân, bạn bè ở nước bạn tới không. Nếu như không phải là Ông/Bà/Ba mẹ/Anh chị em ruột thì tốt nhất bạn nên khai là KHÔNG để tránh những phiền phức không đáng có. Hãy nói đơn giản là bạn đang muốn đi du lịch, đi 1 mình và bạn không có người quen ở đó.
Trong trường hợp có người quen, bạn cũng có thể đề cập tới việc này nhưng có thể nhấn mạnh là bạn không chắc chắn sẽ gặp họ, vì bạn không có kế hoạch đi đến thành phố đó,…
Trường hợp ngộ nhận, sẽ có rất nhiều bạn nghĩ rằng có bạn trai, người thân bảo lãnh tại Châu Âu thì xin visa Châu Âu dễ hơn nhưng thật ra không phải vậy, đi 1 mình là dễ dàng nhất. Miễn là mình chứng minh rõ mình có lý do chính đáng và đi du lịch chứ không định trốn ở lại. Đã từng có anh chàng Ý cố bảo lãnh cho cô bạn gái người Việt đi Ý chơi cho biết, mà giấy tờ chuẩn bị không tốt, anh này chứng minh đủ kiểu và anh ấy có công việc ổn định ở Việt Nam nhưng ĐSQ vẫn cho rớt visa bình thường, gửi thư xin phúc đáp rồi bay ra gặp cả sếp, vận dụng quan hệ cá nhân với phòng ĐSQ/LSQ mà trượt thì vẫn cứ là trượt!
Tiếp theo, đặt hẹn và nộp hồ sơ
Châu Âu, vào mùa cao điểm du lịch hay mùa du học sinh đi đông thường rất khó đặt hẹn, nên hãy chú ý đặt hẹn sớm kẻo trễ kế hoạch du lịch. Tuỳ vào ĐSQ mà bạn liên hệ đặt theo họ hướng dẫn.
Ngoại lệ, một số nước không thuộc khối Schengen nhưng vẫn được vào bằng visa Schengen
Có một số nước ở Châu Âu như Thuỵ Sĩ, Monaco không thuộc khối Schengen nhưng mà họ ký hiệp ước đi lại tự do nên bạn vẫn có thể sử dụng visa Schengen để vào như bình thường. Nhưng nếu mua đồ và lấy tax thì bạn phải hỏi cho kĩ xem cách làm giấy tờ như thế nào trước khi check out ra khỏi nước họ nhé.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm xin visa du lịch Châu Âu mà VIETVISA chia sẻ với các bạn, mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp các bạn tự tin khi xin visa Châu Âu, thăm thân hay công tác ở các nước Châu Âu bằng visa Schengen nhé.
Lưu Ý: Để xin visa Châu Âu được thành công bạn phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ hỗ sơ xin visa.Tuỳ theo yêu cầu của từng Đại Sứ Quán các nước mà sẽ có thêm những yêu cầu khác nhau về hồ sơ. Khi xin visa Châu Âu bạn nên chuẩn bị thật đầy đủ, Khi bạn không chuẩn bị kĩ càng hay có những đánh giá chính xác về chất lượng của hồ sơ, nếu bị trượt thì lần tới xin visa chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Để tránh những rủi ro khi xin visa Châu Âu bạn nên nhờ đơn vị chuyên hỗ trợ dịch vụ xin visa Châu Âu chuyên nghiệp & uy tín để nhờ họ hỗ trợ bạn, tất nhiên sẽ mất 1 khoản phí dịch vụ, nhưng khoản chi phí này không quá nhiều nếu so với việc bạn mất thời gian và tiền bạc đi làm hồ sơ hay tệ hơn là rớt visa để gần như là không còn cơ hội xin được visa nữa.
Mọi nhu cầu về dịch vụ visa Châu Âu, dịch vụ làm visa Schengen, visa Thụy Sĩ, visa Ba Lan, visa Hungary, visa Anh, visa Pháp, visa Đức, visa Nga, visa Hà Lan, visa Ý,… visa các nước khác xin vui lòng liên hệ số Hotline 0901 84 83 83 để được tư vấn sớm nhất
CÔNG TY DỊCH VỤ HỖ TRỢ VISA VIỆT NAMTrụ sở chính tại TP.HCM: 26/5 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. ĐaKao, Q.1, Tp.HCM – Hotline: 0901 848383